Chủ đề: KHÔNG KHÍ

Tháng Tư 3, 2018 10:29 sáng

Chủ đề: KHÔNG KHÍ

Đề tài:  BÉ BIẾT GÌ VỀ KHÔNG KHÍ?

 

I. Yêu cầu:

– Trẻ biết đượckhông khí có ở xung quanh chúng ta, ích lợi của không khí với đời sống.

– Phát triển khả năng quan sát, phán đoán , suy luận logic.

– Kích thích khả năng tìm tòi, khám phá ở trẻ.

 

II. Chuẩn bị:

–                     Bao nylon, thun, tăm.

–                     Nến.

–                     Ly thủy tinh, dĩa.

–                     Hình ảnh một số vật, động vật cần không khí.

III. Tổ chức hoạt động:

 Hát: Quả bóng tròn.

 

1.                 Hoạt động 1: Không khí ơi vào đây!

–                     Dùng một túi nylon to, cho 2 trẻ mở rộng miệng túi, đặt trước quạt máy (quạt tay). Khi thấy túi nylon căng phồng thì buộc kín miệng túi lại.

–                     Các trẻ khác ngồi quan sát. Cô đặt câu hỏi:

+ Cái gì làm cho túi nylon căng phồng?

+ Điều đó chứng tỏ xung quanh chúng ta có gì? (không khí).

 

2.                 Hoạt động 2: Không khí bay ra?

–                     Cho mỗi bé (nhóm) 1túi nylon, trẻ làm cho túi nylon căng phồng.

–                     Trẻ dùng tăm đâm thủng.

Cô đặt câu hỏi:

+ Con thấy túi sau khi bị đâm thủng thì như thế nào?

+ Khi để tay lên chỗ thủng con có cảm giác gì?

(Không khí thoát ra ngoài qua lỗ thủng).

 

 

3.                 Ao thuật với đèn cầy:

–                     Cô thắp sáng một cây đèn cầy.

–                     Cô hỏi trẻ:

+ Đố trẻ làm cách nào cho đèn cầy tắt?

Cô thực hiện thí nghiệm cho trẻ quan sát:

Cô úp một ly thủy tinh lên đèn cầy đang sáng thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Tại sao lại có hiện tượng đèn cầy tắt?

Cho trẻ để tay trước mũi, cô hỏi trẻ có nhận xét gì không?

–                     Cô cho trẻ dùng tay bịt mũi và ngậm miệng lại -> hỏi trẻ có nhận xét gì không?

Kết luận: Không khí cần cho sự sống.

–                     Những cái gì? Con gì cần không khí để sống? Và hoạt động nào?

–                     Trẻ kể theo sự hiểu biết.

(Cây, Động vật…)

– Một số vật dụng cũng cần không khí (khinh khí cầu, phao, vỏ ruột xe, bong bóng…)

Cô cho trẻ biết thêm: thuyền buồm cũng cần không khí chạy được trên sông.

 

+ Động vật dùng không khí để thay đổi hình dạng (ếch , rắn, …)

 

4.                 Thuyền ai chạy nhanh hơn?

–                     Trẻ xếp thuyền thả vào nước, dùng quạt, hơi thở thổi vào thuyền xem vì sao thuyền di chuyển được? Nhanh chậm ra sao?

 

(Tài liệu sưu tầm mang tính chất tham khảo)